Chia sẻ

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN

  • 05/05/2022

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

Trong ngành tổ chức sự kiện có một số công việc sẽ được sữ dụng tiếng Anh thay vì sử tiếng Việt. Dưới đây là một số thuật ngữ thường xuất hiện trong tổ chức sự kiện, các bạn tham khảo để “thân” hơn với nghề Event nhé.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN

A:
Agenda: lịch trình
AV System (Audio Video System): hệ thống âm thanh, ánh sáng
Anniversary: lễ kỷ niệm
Accommodation: tiện nghi ăn ở
Award Ceremony: Lễ trao giải
B:
Banquet Hall: phòng tiệc
Buffet: tiệc tự chọn món
Backstage: hậu trường
Brainstorming: phương pháp động não để tìm ra ý tưởng bằng cách thảo luận nhóm
C:
Check-in: kiểm tra khách đến tham dự
Check-list: danh sách công việc cần làm
Celebrity: người nổi tiếng
Concept: ý tưởng chủ đạo xuyên suốt chương trình
Customize: tùy chỉnh, tùy biến
Classroom style: sắp xếp bàn ghế kiểu lớp học
Commission: tiền hoa hồng
Client: khách hàng
Customer Conference: hội nghị khách hàng
Confirmation: xác nhận
Confetti: pháo kim tuyến
D:
Deadline: thời hạn
Die cut: bế (cắt theo khuôn)
Door gift: quà tặng khách trước khi ra về
E:
Entertainment: giải trí
Event flow: kịch bản chương trình
Entrance: lối vào
F:
F&B (Food & Beverage): đồ ăn & thức uống
Floor plan: sơ đồ bố trí các hạng mục tại địa điểm tổ chức
Foyer: sảnh bên ngoài phòng tiệc
Follow spotlight: đèn điểu khiển bằng tay, chiếu tập trung vào vật thể hoặc người
Flip chart: loại bảng được lật qua lại trên một mặt phẳng dựng đứng trên một giá đỡ trong các buổi thuyết trình, thảo luận
Finger-foods: tiệc bao gồm các món mặn & ngọt
Free flow: phục vụ đồ uống không giới hạn
Feedback: phản hồi
G:
Guest: khách tham dự sự kiện
Generator: máy phát điện
H:
Horizontal banner: banner ngang
Human statue: nhân tượng
I:
Invoice: hóa đơn
K:
Key moment: tiết mục đặc biệt quan trọng nhất của chương trình
L:
Lavaliver microphone: mic cài áo
Led star curtain: màn sao
Lectern: bục phát biểu
Lucky draw: bốc thăm may mắn
M:
MC (Master of ceremonies): người dẫn chương trình
MC Script: kịch bản dẫn chương trình
Master plan: Kế hoạch tổng thể
Moving Head: đèn tạo hiệu ứng, hoa văn, có thể xoay, dùng trên sân khấu
N:
Name Tags: thẻ đeo
Networking: hoạt động kết nối người tham dự sự kiện
O:
On-site: tại nơi diễn ra sự kiện
Opening ceremony: lễ khai trương
Opening speech: bài phát biểu khai mạc
Objectives: Mục tiêu
P:
Par-led: đèn dùng để chiếu sáng sân khấu
Projector: máy chiếu
Product launch: ra mắt sản phẩm
Proposal: nội dung, kế hoạch tổng thể của chương trình
Press Conference: họp báo
Press Kit hay Media Kit: tài liệu dành cho nhà báo, phóng viên
Press Release: thông cáo báo chí
Podium: bục phát biểu
Personnel: nhân sự
Pre-survey: khảo sát
Prize: giải thưởng
Q:
Q&A: hỏi & đáp
Quantity: số lượng
Quotation: báo giá
R:
Rehearsal: tổng duyệt
Red carpet: thảm đỏ
Red rope barrier: trụ inox dùng để ngăn các khu vực, nối với nhau bằng các dây nhung đỏ
S:
Schedule: lịch trình
Supplier: nhà cung cấp
Set-Menu: tiệc
Streamer: cờ đuôi nheo
String quartet: tứ tấu đàn dây
Speechs: phát biểu
T:
Target audience: đối tượng tham dự
Theme of event: chủ đề của sự kiện
Theatre style: sắp xếp chỗ ngồi kiểu rạp hát
Table cloth: khăn trải bàn
Tea-break: tiệc trà (thường bao gồm trà, cafe, bánh ngọt, hoa quả)
Toasting: nâng ly khai tiệc
Transportation: vận chuyển
U:
U-shape: sắp xếp bàn ghế kiểu chữ U
Unit: đơn vị
Unit price: đơn giá
V:
Venue: địa điểm, nơi diễn ra sự kiện
VAT Tax: thuế giá trị gia tăng
Vertical banner: banner dọc
Volunteers: tình nguyện viên
W:
Walkie – talkie: bộ đàm
Waitlist: danh sách chờ
Wings: cánh gà sân khấu
Welcome drinks: đồ uống phục vụ lúc đón khách
Welcome guest: đón khách
Y:
Year End Party: Tiệc cuối năm

zalo-img.png